Người dùng “ghét” video quảng cáo của bạn, nguyên nhân là do đâu?

Các nhà tiếp thị dành cả cuộc đời của họ để tạo ra các video quảng cáo, trong khi người tiêu dùng lại cố tình tránh né nó. Vậy phải làm sao? Trước tiên, đó không phải là tất cả tin xấu. Bằng cách chấp nhận thực tế, tức là mọi người “ghét” quảng cáo, bạn có thể bắt đầu thực hiện một kế hoạch khác hoàn thiện và tốt hơn, hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người dùng tránh né video quảng cáo của bạn. Và doanh nghiệp của bạn nên xử lý như thế nào? Hãy cùng New Plus Media tìm hiểu ngay nhé!

Người dùng "ghét" video quảng cáo của bạn, nguyên nhân là do đâu?
Người dùng “ghét” video quảng cáo của bạn, nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân khiến người dùng “chán ghét” video quảng cáo của bạn

Thiếu lòng tin

Nói chung, mọi người không tin những gì thương hiệu nói. Đây có lẽ là thách thức lớn nhất mà ngành quảng cáo hiện nay phải đối mặt.

Suy cho cùng, lòng tin là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ lâu dài, lành mạnh nào. Người tiêu dùng luôn tin tưởng quảng cáo và thương hiệu – đó là vị trí mặc định của họ. Trong bối cảnh này, các thương hiệu không còn gây được sự chú ý như trước đây trong mô hình quảng cáo cũ.

Trước tiên với tư cách là một công ty, hãy thể hiện bạn là một doanh nghiệp trung thực, minh bạch và đáng tin cậy. Bằng cách xây dựng một thông điệp ý nghĩa thể hiện văn hóa, bản sắc của doanh nghiệp.

Video quảng cáo gây phiền nhiễu

Tính phiền nhiễu là mức độ khó chịu mà video quảng cáo mang lại cho người sử dụng.

Để thu hút được nhiều sự chú ý, nhiều doanh nghiệp tạo ra quảng cáo với nội dung gây sốc, hay để quảng cáo xuất hiện quá dày đặc trên tài khoản mạng xã hội của một người.

Điều này thể hiện rất rõ ràng khi ngày nay nhắc tới quảng cáo là khách hàng nhớ đến các từ khóa như là đặc điểm của quảng cáo: “khó chịu”, “phiền toái”, “ức chế”…

Từ đó, làm giảm đi hiệu quả của quảng cáo và gây ra sự phiền toái cho người tiêu dùng.

Video quảng cáo xuất hiện quá nhiều gây phiền nhiễu
Video quảng cáo xuất hiện quá nhiều gây phiền nhiễu

Video quảng cáo có tính giải trí thấp

Quảng cáo trực tuyến cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm sản lượng sáng tạo. Những năm 1960-1980 là thời kỳ hoàng kim của quảng cáo.

Bạn chỉ cần xem “ Think Small ” của DDB, “ Just do it ” của Wieden + Kennedy hoặc “ Buy the World a Coke ” của McCann Erickson để hiểu được sức mạnh thực sự của quảng cáo sáng tạo. Điểm chung của những quảng cáo này là một ý tưởng lớn, và trong thế giới ngày nay, những ý tưởng lớn là xa vời và rất ít.

Tính giải trí là giá trị quan trọng của quảng cáo, là yếu tố thu hút người xem quảng cáo. Rubin và cộng sự (1982) đưa ra thang đo cho tính giải trí với các yếu tố: trải nghiệm vui vẻ, cảm giác giải trí và bị thu hút đối với quảng cáo.

Các video quảng cáo khiến người xem cảm thấy không vui vẻ, thoải mái, thu hút bằng các hình thức quảng cáo khác. Đây cũng là một nhân tố khiến người xem tránh né quảng cáo.

Video quảng cáo quá tải thông tin

Giá trị thông tin thu được khi người xem thu thập thông tin hữu ích, quan trọng, đa dạng và đúng mục đích.

Do người tiêu dùng phải tiếp nhận quá nhiều thông tin và chỉ ghi nhớ những thông tin quan trọng.

Vì vậy, một quảng cáo video nhồi nhét nhiều thông tin gây sẽ khiến khách hàng bối rối và lựa chọn từ chối tiếp nhận thông tin nếu không thực sự cần thiết.

Đặc biệt, ở giới trẻ, thế hệ sống nhanh và vội vã, việc dừng lại để xem một video quảng cáo là điều khó có thể, chưa kể đến việc còn phải tiếp nhận thông tin từ quảng cáo đó.

Vì thế, việc làm thế nào để khách hàng ghi nhớ thông tin từ quảng cáo video là một nhiệm vụ lớn đối với nhà làm truyền thông, quảng cáo.

Video quảng cáo quá tải thông tin khiến người dùng khó chịu
Video quảng cáo quá tải thông tin khiến người dùng khó chịu

Giải pháp cho doanh nghiệp khi người dùng “chán ghét” video quảng cáo của bạn

Trước tiên thì các doanh nghiệp không cần hoang mang hay lo sợ. Hãy chấp nhận sự thật khó khăn này, xác định nguyên nhân và lên kế hoạch cho một nội dung video quảng cáo mới, ấn tượng và hiệu quả hơn.

Củng cố và nâng cao tính giải trí trong video quảng cáo

Thứ nhất, về nội dung video quảng cáo, doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất quảng cáo nên có biện pháp nâng cao tính giải trí của quảng cáo thông qua nội dung của video quảng cáo. Yếu tố hài hước cần được đẩy mạnh và lồng ghép một cách khéo léo để tăng tính giải trí, khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

Thứ hai, lựa chọn nhân vật trong video với lối diễn xuất tự nhiên, duyên dáng và khéo léo, tránh lực chọn nhân vật có lối diễn xuất gượng gạo, không lột tả đúng tinh thần nội dung kịch bản.

Thứ ba, bối cảnh xuất hiện của video nên cần chú trọng. Việc video quảng cáo xuất hiện vào thời điểm khách hàng đang tập trung vào một nội dung quan trọng sẽ không có hiệu quả, video quảng cáo nên xuất hiện vào các khung giờ dành cho thư giãn như buổi trưa, chiều (tầm 5h-6h chiều) và buổi tối (8h-9h).

Đặc biệt, doanh nghiệp cần lựa chọn vị trí xuất hiện phù hợp của video quảng cáo trên mạng xã hội. Doanh nghiệp cần có chiến lược lan tỏa video quảng cáo trên những mạng xã hội nào, đối tượng cụ thể nào, đặc điểm của đối tượng đó ra sao. Song hành với video quảng cáo, doanh nghiệp nên kết hợp với người nổi tiếng, Influencer, KOLs…có tầm ảnh hưởng hay các hội nhóm trên mạng xã hội để lồng ghép khéo léo video quảng cáo trong đó.

Truyền tải thông tin một cách có chọn lọc qua video

Thông tin muốn đọng lại được trong tâm trí khách hàng cần có sự đầu tư về ngôn từ, nội dung có phù hợp với nhu cầu khách hàng. Trước hết, thông tin phải đảm bảo độ tin cậy như một lời cam kết của doanh nghiệp tới khách hàng. Doanh nghiệp và các nhà sản xuất quảng cáo video nên chọn lọc ngôn từ để đưa vào video, sao cho xúc tích, dễ hiểu đối với khách hàng.

Đặc biệt, cần xác định một số từ khóa và làm nổi bật chúng trên video, những từ này sẽ dễ dàng khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm ra insight của khách hàng, nhu cầu của họ một cách sâu sắc hơn, để từ đó video truyền tải nói lên đúng nhu cầu của khách hàng.

Giảm thiểu tính phiền nhiễu trong quảng cáo

Tính phiền nhiễu khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái, vui vẻ khi xem video quảng cáo. Thời gian của video quảng cáo dài hơn các hình thức quảng cáo khác, do đó khách hàng sẽ cho rằng quảng cáo video không thú vị bằng các hình thức khác và dành ít thời gian hơn để xem video quảng cáo.

Doanh nghiệp nên tránh sử dụng các yếu tố gây sốc, ngôn từ khó chịu trong video. Mặc dù sẽ có rất nhiều doanh nghiệp có mục tiêu là phủ sóng rộng rãi video quảng cáo của mình, do đó có hiện tượng video quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần trên tài khoản mạng xã hội của một cá nhân. Điều này cần giảm thiểu bởi sự lặp đi lặp lại một video thông tin gây ra sự tức giận, cảm giác tiêu cực cho khách hàng.

Tăng tính tương tác với quảng cáo video

Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo video tương tác (hình thức này đã xuất hiện trên Facebook và các ứng dụng game), theo đó, khi xem các video quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo game, người dùng có thể xem trước sản phẩm, dịch vụ một cách sống động và dùng thử trực tiếp trên video quảng cáo. Điều này giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ mà chỉ thông qua video quảng cáo, điều này sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đo lường mức độ tương tác của khách hàng thông qua các vị trí trong video mà khách hàng đã nhấn, từ đó, xác định các khách hàng tiềm năng và có chiến lược chuyển đổi khách hàng hợp lý.

Đẩy mạnh chiến lược Stories Marketing

Tính năng Stories (đã xuất hiện trên nhiều mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube, TikTok…), cho phép người dùng chia sẻ khoảnh khắc, trạng thái trong 24h cũng là công cụ hữu ích để tăng tương tác của người dùng với video.

Theo số liệu từ Facebook IQ, Stories truyền cảm hứng cho mua sắm và là nơi để khách hàng kết nối với thương hiệu. 50% người được khảo sát nói rằng Stories đã làm cho sự quan tâm của họ tới thương hiệu lâu hơn và 4 việc khách hàng thường làm sau khi xem stories đó là vào trang web của thương hiệu đó, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ, kể với người khác về sản phẩm, dịch vụ và đi tới cửa hàng để xem sản phẩm, dịch vụ.

Vì vậy, chiến lược Stories Marketing đang là chiến lược được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bằng cách cài đặt quảng cáo cho video quảng cáo đó, một cách tự nhiên, hình thức này không gây ra sự khó chịu hay phiền nhiễu và khách hàng không quá gay gắt với hình thức quảng cáo này. Doanh nghiệp có thể đăng tải video, kèm với các nhãn dán, hiệu ứng thu hút tương tác với người dùng như: thăm dò ý kiến, bày tỏ cảm xúc, nhập câu hỏi/ trả lời cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, với sự giới hạn thời gian của tính năng Stories, khách hàng không còn cảm thấy video quá dài để tiếp tục xem, thông tin quảng cáo được truyền tải tốt, mà khách hàng còn có thể bình chọn, bày tỏ cảm xúc trực tiếp của mình với quảng cáo hoặc để lại góp ý, bình luận hay tin nhắn tới doanh nghiệp. Đây là một công cụ các doanh nghiệp có thể ứng dụng để giảm thiểu tình trạng né tránh quảng cáo video trên mạng xã hội.

Như vậy, bài viết này đã mang đến cho bạn những nguyên nhân khiến khách hàng cảm thấy “chán ghét” video quảng cáo của bạn. NP Media hi vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp, giúp các video quảng cáo của bạn thành công tiếp cận khách hàng của mình.

LIÊN HỆ

??? ????? – ????????? ?????? ?

?Địa chỉ: 311 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM

☎️Hotline: 0844 15 2020 – 0913 898 286

?Email: [email protected]

?Website: www.npm.vn