Dùng mô hình phễu Marketing cho lĩnh vực giáo dục

Ngày nay do sự xuất hiện tràn lan của quảng cáo thì khách hàng gần như đã trơ mặt với chúng. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực lại cần một loại hình quảng cáo riêng để phát huy được hiệu quả của nó. Đối với mô hình giáo dục là mô hình phễu Marketing. Cùng tìm hiểu xem những lý do gì khiến mô hình này thường xuyên được ứng dụng nhé.

 

1. Phễu Marketing là gì

Phễu marketing là chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn sẽ có một cách tiếp cận khác nhau nhằm tăng hiệu quả tiếp thị và chuyển đổi. Các giai đoạn này có thể được coi là con đường mà người tiêu dùng chuyển sang trở thành khách hàng.

Ý tưởng của phễu marketing chính là: khách hàng đến với thương hiệu sẽ “rơi” vào đầu to của cái phễu và trôi dần xuống đáy. Các nhà tiếp thị đã nghiên cứu và nhận ra tâm lý mua hàng sẽ khác nhau theo từng giai đoạn. Và cần có những cách tiếp cận riêng biệt. Nếu bạn bắt đầu với 100 khách hàng ở đầu phễu, chỉ một phần nhỏ trong số này cuối cùng sẽ đến giai đoạn cuối và mua hàng. Do đó, số lượng người không ngừng giảm theo từng giai đoạn và đó là lý do tại sao gọi là phễu.

Có như vậy, trải nghiệm người dùng mới được cải thiện và tỷ lệ chuyện đổi cũng cao hơn. Việc đi theo một phễu marketing giúp bạn định hướng toàn bộ quá trình từ lúc họ biết tới doanh nghiệp cho tới khi mua hàng và thậm là sau khi mua hàng.

2. Các loại phễu marketing 

 

Dưới đây là 3 loại phễu marketing phổ biến mà bạn có thể cân nhắc để áp dụng 

a. Phễu 3 bước TOFU-MOFU-BOFU: đây là mô hình đơn giản nhất, chia phễu thành 3 phần gồm nhận thức – suy xét – chuyển đổi. Thương hiệu sẽ bắt đầu xây dựng nhận thức về chính mình cho khách hàng. Cung cấp nội dung để họp xem xét và cuối cùng là thúc đẩy họ đưa ra quyết định hành động (tương tác, đăng ký email hoặc mua hàng). 

b. Phễu 4 bước AIDA: AIDA là hình mẫu phễu marketing với 4 giai đoạn khác nhau:

    • Awareness: nhận thức
    • Interest: quan tâm
    • Desire: mong muốn
    • Action: hành động

Phễu marketing 4 bước của AIDA chia nhỏ giai đoạn giữa phễu và tập trung vào tăng cường cảm giác ham muốn của khách hàng. Nó đưa ra những chiến lược nhằm khiến người dùng suy nghĩ về thương hiệu và nảy sinh động lực sở hữu sản phẩm. Nhờ vậy, khả năng họ đưa ra những hành động chuyển đổi sẽ cao hơn.

c. Phễu 5 bước – “Mô hình trải nghiệm khách hàng”: Một số nhà tiếp thị còn sáng tạo ra “mô hình trải nghiệm khách hàng” – phễu marketing với 5 bước:

    • Awareness: nhận thức
    • Consideration: suy xét
    • Conversion: chuyển đổi
    • Loyalty: sự trung thành
    • Advocacy: sự vận động

Mô hình phễu marketing này tập trung vào giai đoạn sau khi người dùng chuyển đổi. Tạo sự trung thành khiến khách hàng quay lại mua hàng và kêu gọi họ vận động, lan truyền và lôi kéo khách hàng. Đây cũng là mô hình NPM khuyên bạn nên sử dụng nhất bởi nó đầy đủ và phù hợp với đa số doanh nghiệp. 

Ví dụ như 1 trường Trung cấp muốn dùng mô hình trải nghiệm khách hàng để tuyển sinh. Đầu tiên phải gia tăng nhận thức cho khách hàng tiềm năng qua đa kênh truyền thông, lên kịch bản hành trình khách hàng,.. Tiếp đến là dùng các chiến lược thu hút thông qua hệ thống marketing. Như tặng quà cho tân sinh viên, truyền thông tại các trường cấp 3, vẽ ra tương lai tốt đẹp khi nhập học Trung Cấp.

Khiến khách hàng phải suy xét xem có nên nhập học không. Tiếp đến là chuyển đổi khách hàng, để form tạo cơ hội cho khách hàng đăng ký tuyển sinh. Hay gọi điện thoại để chốt sale, trả lời khôn khéo để xử lý các tình huống từ chối. Sau khi khách hàng đã mua dịch vụ thì cần chú trọng vào chăm sóc khách hàng để biến họ thành khách hàng trung thành, tăng sự tin tưởng và yêu thích. Cuối cùng, với những ấn tượng tốt của họ với trường, họ có thể vận động, giới thiệu thêm nhiều bạn bè anh em vào nhập học tại trường.

4. Chiến lược áp dụng cho từng giai đoạn của phễu:  

1. Xây dựng và tiếp cận

Ở tầng đầu của phễu marketing (TOFU hoặc Awareness). Bạn cần xây dựng các thông tin cần thiết về thương hiệu/sản phẩm cho những người chưa bao giờ nghe đến nó. Cùng với đó cũng là mục đích thu hút càng nhiều người quan tâm nhiều nhất có thể.

  • Landing page (trang đích)
  • Thuê influencer
  • Quảng cáo trả phí
  • Tiếp thị truyền thông xã hội
  • SEO không phải trả tiền

Những chiến lược tiếp cận khách hàng có đặc điểm chung là kích thích sự tò mò của họ. Gây ấn tượng với họ bằng những hình ảnh, thông tin cực kỳ lôi cuốn.

2. Nuôi dưỡng

Phù hợp với tầng giữa (MOFU hoặc Consideration) của phễu marketing là các chiến lược giúp nuôi dưỡng khách hàng.

Những phương pháp này không còn tập trung gây ấn tượng nữa, mà thay vào đó là cung cấp những nội dung thực sự hữu ích. Bởi vì ở tầng này, các đối tượng tiềm năng đã biết đến bạn, đã đăng ký theo dõi email hoặc follow bạn trên mạng xã hội rồi.

Điều họ cần bây giờ là những nội dung thực sự chất lượng và hữu ích, hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề và điểm đau (pain point) của họ.

  • Bài blog hoặc newsletter chứa nội dung hướng dẫn, giải quyết vấn đề
  • Sách điện tử
  • Webinar / khóa học online
  • Nghiên cứu điển hình
  • Video và podcast
  • Sự kiện offline
  • Sách trắng, sách hướng dẫn
  • Đánh giá, review sản phẩm
  • Khảo sát trên trang

3. Chuyển đổi

Ở các tầng cuối của phễu marketing (BOFU hoặc các tầng tương ứng). Hiển nhiên bạn muốn thúc đẩy người dùng đưa ra hành động. Đó không nhất thiết phải là mua hàng mà có thể là đăng ký theo dõi email, theo dõi tài khoản mạng xã hội, tải phần mềm dùng thử…

Do đó, hầu hết phương pháp ở giai đoạn này sẽ tạo cảm giác cấp bách nhằm hối thúc khách hàng mau chóng thực hiện quyết định của mình.

Bên cạnh đó, vẫn còn có một số chiến lược “tiếp thị lại” có mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng và khiến họ trở nên trung thành hơn.

  • Bản dùng thử (demo, trial) miễn phí
  • Mã giảm giá, khuyến mãi (đặc biệt là có thời gian, giới hạn thời gian)
  • Bài viết hướng dẫn, loại bỏ các băn khoăn cản trở người dùng đưa ra hành động
  • Các bảng so sánh tính năng và giá cả
  • Chứng nhận từ cộng đồng như review, chia sẻ của người dùng, influencer.
  • Khảo sát trải nghiệm mua sắm (sau khi mua hàng, bỏ dở giỏ hàng, không gia hạn dịch vụ, gỡ bỏ ứng dụng…)

4. Chăm sóc và tạo sự vận động

Không cần chạy những chiến dịch quảng cáo tốn nhiều thời gian và tiền bạc mới giành được niềm tin của khách hàng. Bạn nên biết rằng những lời khuyên từ người thân, bạn bè lại có khả năng thúc đẩy mọi người quyết định mạnh mẽ hơn. Đó chính là sức mạnh của marketing truyền miệng. Việc bạn chăm sóc tốt cho khách hàng sẽ thúc đẩy họ vận động, giới thiệu người xung quanh. Giúp lan toả tầm ảnh hưởng của thương hiệu

Trên đây là những giải pháp marketing cho ngành giáo dục mà bạn cần nắm để gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như tối ưu hóa quy trình chuyển đổi. Với phễu Marketing Automation trên đây, bạn có thể vận dụng với nhiều nền tảng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về giải pháp Marketing Automation, nhấp request demo tại đây.

•————༺ ༻————•
??? ????? – ????????? ?????? ?
?Địa chỉ: 311 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM
☎️Hotline: 0844 15 2020 – 0913 898 286
?Email: [email protected]
?Website: www.npm.vn
#NPMedia #Agency #NewPlusMedia #Digitalmarketing