4 cách khắc phục cụ thể quảng cáo Facebook không ra đơn hàng
Có 4 cách khắc phục cụ thể quảng cáo Facebook không ra đơn hàng. Chạy quảng cáo trên Facebook là một trong những cách tốt. Nhất để gia tăng doanh số bán hàng online.
80% những người làm kinh doanh online ở Việt Nam ở thời điểm 2015 tới bây giờ. Đều chọn Facebook để làm kênh bán hàng chính.
Có thể bạn đã từng thấy rất nhiều case study. Hoặc nghe một ai đó nói rằng việc chạy quảng cáo ở Facebook rất dễ lời. Nhưng tới lượt bạn chạy quảng cáo thì toàn bị lỗ và thậm chí không có một đơn hàng nào.
Bài viết dưới đây, mình sẽ chỉ ra những lý do khiến bạn lỗ hoặc không ra đơn hàng.
Cơ chế hoạt động của quảng cáo Facebook bạn cần hiểu
Bản chất của việc chạy quảng cáo Facebook đó chính. Là bạn bỏ tiền ra mua vị trí hiển thị nội dung quảng cáo tới người dùng.
Nói nôm na lại thì việc bạn chạy quảng cáo tức là bạn đang đi kinh doanh “tiền”. Bạn bỏ tiền để mua vị trí hiển thị. Và mang lại lợi nhuận từ vị trí quảng cáo bạn mua.
Facebook đã tốn rất nhiều tiền để xây dựng lên nền tảng. Và những người chạy quảng cáo như chúng ta sẽ. Là người bỏ tiền ra để mua được các thông tin, vị trí quảng cáo từ Facebook cho phép.
Mục lục
Setup một mẫu quảng cáo khi 4 cách khắc phục cụ thể quảng cáo Facebook không ra đơn hàng
Khi bạn setup một mẫu quảng cáo thì Facebook sẽ quét qua mẫu content ads đó. Và tự động phân phối ngẫu nhiên tới một tệp khách hàng. Mà nó cho là phù hợp nhất với ngành hàng bạn đang bán. Làm sao để tối ưu nhất có thể.
Và cơ chế phân phối này thực hiện dựa trên tệp dữ liệu mà Facebook thu thập được. Nên máy học của Facebook sẽ học hành vi tệp & phân phối. Làm sao để mẫu quảng cáo tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng và giúp bạn đạt mục tiêu chiến dịch.
Mục tiêu chiến dịch ở đây sẽ do bạn lựa chọn, có rất nhiều mục tiêu như:
- Tương tác
- Like page
- Mua hàng
- Inbox
- Traffic,…
Khi bạn mới chạy quảng cáo thì khả năng. bạn ra lỗ hoặc không ra đơn hàng là rất bình thường.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này & đây. không phải lỗi do Facebook vì thế bạn đừng vội đổ lỗi và than thở.
Dưới đây mình sẽ chỉ ra cho bạn 5 lý do cơ bản. khiến quảng cáo của bạn kém hiệu quả và không ra đơn.
5 lý do khiến quảng cáo không ra đơn hoặc ra đơn rất ít
Có rất nhiều lý do, yếu tố ảnh hưởng đến giá chạy quảng cáo và ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Dưới đây mình chỉ nói đến 5 lý do cơ bản nhất mà hầu hết những nhà. Quảng cáo từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp cũng thường hay mắc phải.
Ngân sách thấp
Bản chất của Facebook là phân phối ngẫu nhiên. Nên đôi khi bạn mới chạy ở một mức ngân sách quá nhỏ nên không thể nói lên được kết quả gì.
Một trường hợp khác là bạn bán sản phẩm giá khá cao nhưng ngân sách lại quá bé nên dẫn đến không thể ra được khách hàng.
Trước đây mình chạy một vài sản phẩm giá bán tầm 800.000đ/sản phẩm.
Đây là sản phẩm thuộc ngách mỹ phẩm và số tiền mình bỏ ra để thu về 1 lead rơi vào tầm 80.000đ-160.000đ. Lợi nhuận mỗi sản phẩm là 300.000đ.
Có những lúc mình tự hỏi là tại sao không thể giảm chi phí rẻ hơn nữa. Thì mới biết được là do có rất nhiều đối thủ chạy chung tệp và bán các sản phẩm cùng mức giá với mình.
Nói chung, giá tiền để bạn mang về 1 đơn hàng nó sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Đối thủ cạnh tranh
- Thị trường
- Ngách sản phẩm,
- Và đặc biệt là giá bán.
Ở một trường hợp khác thì mình chạy ốp lưng điện thoại. Mình chạy ở dạng tin nhắn và chỉ mất tầm 50.000đ để thu về được 6-8 inbox.
Đây là ngành hàng quá phổ biến và rất dễ bán vì giá 1 ốp lưng mình bán tầm 80k-120k mà thôi.
Ngân sách thấp đôi khi cũng là nguyên nhân chính trong việc không ra được đơn hàng.
Target (nhắm mục tiêu sai về mặt kỹ thuật lẫn tư duy)
Trước đây ở cái thời 2015 – 2019 thì mình thấy rất nhiều người tập trung vào target. Và mỗi khi chạy không ra đơn thì sẽ đổ lỗi là do target sai.
Ngày nay, Facebook đã giảm tầm quan trọng của việc target bởi vì những target đó đôi khi không chính xác và chỉ mang tính tượng trưng mà thôi.
Thay vào đó, Facebook đã cải tiến máy học (machine learning) và sẽ tự động học hành vi. Sở thích của người dùng rồi tự động đưa mẫu quảng cáo tới người nào mà nó cảm thấy phù hợp.
Ví dụ về target hiện tại của mình:
Mình đang kinh doanh về một vài sản phẩm thuộc ngách làm đẹp như: kem trị mụn, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm. Thì mình chỉ target về sở thích là làm đẹp và độ tuổi.
Hoặc một số sản phẩm cao cấp thì mình sẽ target ở một sở thích hoặc tuổi tác.
Mọi việc tối ưu, phân phối mình dựa vào khả năng tối ưu dựa trên khả năng học. Và phân phối tệp của máy học mà Facebook liên tục cải tiến.
Tuy nhiên, ví dụ mình vừa nêu không thể nào khẳng định đây là target chuẩn nhất mà bạn nên bắt chước theo.
Mình chỉ đang nhấn mạnh bản chất của việc target trong thiếp lập quảng cáo Facebook hiện nay đã rất đơn giản. Không hề có sự khẳng định rằng bạn chỉ cần set up quảng cáo & target hệt như mình là sẽ bán được hàng.
Bạn nên tham khảo thêm thông tin về Pixel của Facebook để hiểu hơn về cơ chế hoạt động. Và những việc Facebook đang làm để tối ưu quảng cáo cho bạn mỗi ngày.
Sản phẩm không phù hợp để bán ở Facebook
Người dùng mua hàng ở Facebook là rất cao nhưng không phải sản phẩm nào thì bạn cũng đem lên bán được.
Mình từng gặp một vài người do ở nhà có sẵn các sản phẩm khá đơn giản và phổ thông như: bánh kẹo, rau củ, trái cây, khăn tắm. Muốn chạy quảng cáo để bán.
Thực ra thì chạy quảng cáo sẽ bán được. Nhưng bạn sẽ bị lỗ về tiền chạy quảng cáo bởi đây là các dòng sản phẩm phổ thông. Ra tạp hoá gần nhà là có và lợi nhuận không cao, nếu không muốn nói là cực cực thấp.
Một trường hợp khác là bán các sản phẩm giá trị cao.
Ví dụ như: bán bàn ghế, đồ cỗ quý hiểm, các cây cảnh, xe hơi, bất động sản. Giá từ vài chục triệu đến vài tỉ thì rất khó để bán được ở trên Facebook.
Nhiều người chạy quảng cáo về bất động sản chỉ để lấy được data của người quan tâm về bất động sản.
Sau đó mang những lead thu thập được về chăm sóc, đưa vào phễu rồi mới đến bước bán hàng. Đây là các ngành hàng cực kỳ khó bán trực tiếp thông qua quảng cáo và bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn để tiếp cận.
Thực ra cái gì cũng bán được ở Facebook cả, trừ các sản phẩm mà Facebook cấm chạy quảng cáo thôi. Nhưng quan trọng nhất là bán làm sao để có lợi nhuận nữa thì đó mới là vấn đề bạn nên tập trung suy nghĩ và lựa chọn lại sản phẩm.
Lựa chọn sai hình thức chạy quảng cáo
Hãy để ý là hầu hết các platform cho phép bạn chạy quảng cáo thì họ đều chia ra làm nhiều dạng chạy quảng cáo. Tuỳ thuộc vào mục đích mà bạn muốn đây là một điều rất quan trọng mà nhiều người bỏ qua.
Hình thức chạy quảng cáo sẽ giúp Facebook biết là bạn đang muốn hướng đến cái gì và từ đó tối ưu cho bạn.
Ví dụ với mặt hàng ốp lưng điện thoại:
Mình sẽ đặt mục tiêu là có nhiều khách hàng inbox tới Fanpage để mình bán hàng và re-marketing lại bằng chatbot sau đó nữa.
Nên mình sẽ chọn mục tiêu là “tin nhắn“. Lúc này Facebook sẽ đưa mẫu ads tới tệp khách hàng có hành vi thường xuyên mua hàng thông qua việc nhắn tin với Fanpage.
Ngược lại, khi mình bán các sản phẩm làm đẹp giá cao thì mình sẽ chạy chuyển đổi.
Vì lúc này mình sẽ muốn khách hàng điền thông tin. họ vào và telesale bên mình gọi đến tư vấn thêm thì sẽ chốt đơn hiệu quả hơn.
Nhiều bạn chạy các sản phẩm đắt tiền ở dạng tương. tác thì đôi khi sẽ có rất nhiều comment, like, share nhưng đơn hàng lại rất ít.
Bạn cần phải xác định được mục tiêu trước khi khi chạy. ads là lấy thông tin khách, inbox, tương tác, tạo brand, like, share. Từ đó Facebook sẽ giúp bạn đạt hiệu quả chiến dịch cao hơn.
Mẫu quảng cáo
Trong paid traffic thì ngoài ngân sách & khả năng tạo chiến dịch. Mẫu quảng cáo là yếu tố then chốt vì đây chính là những gì khách hàng tiềm năng.
Trong mẫu quảng cáo sẽ chia ra làm 2 thành phần:
- Nội dung chữ (text)
- Hình ảnh/ video (creatives)
Với mình, content quyết định 80% thành bại của chiến dịch mà bạn đang triển khai.
Khi bạn chạy quảng cáo, thứ giao tiếp với khách hàng chính là content và nếu content không hay thì sẽ không ai muốn mua.
Ngược lại nếu content hay, đánh trúng tâm lý nhiều người thì sẽ có rất nhiều người muốn mua.
Tuy nhiên, nếu bạn là một copywriter hay người có khả năng sáng tạo câu chữ để viết nên những caption bán hàng. Câu chuyện bán hàng thật thu hút nhưng về hình ảnh sản phẩm. Video quảng cáo quá xấu không có gì đặc biệt thì cũng chẳng thuyết phục được khách hàng.
Hãy thử đặt bản thân vào vị trí của khách hàng. Bạn có muốn mua một sản phẩm mà nhìn vào thôi đã thấy xấu và chán òm không?
Chắc chắn là không rồi. Ngày nay việc target và các thủ thuật chạy quảng cáo đã được Facebook giảm nhẹ đi rất nhiều.
Facebook mong muốn những người làm quảng cáo như chúng ta tập trung vào content. Để mang lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn với người dùng.
Ví dụ:
Ở ngoài kia có nhiều bạn đang kinh doanh ốp lưng và bán cùng giá giống như mình. Nhưng họ chạy 50.000đ thì chỉ ra tầm 3-5 inbox nhưng với mình thì 50.000đ lại ra 6-8 inbox. Sự khác biệt ở đây có thể là do content ads của mình tốt hơn (hình ảnh + text).
4 hướng khắc phục vấn đề chạy “lỗ” hoặc không ra đơn
Tăng ngân sách và mở rộng tệp khách hàng hơn
Khi chạy ở mức ngân sách nhỏ và kết quả là không ra được đơn hàng hoặc inbox. Thì bạn nên tăng ngân sách lên thêm một tí nữa để xem các chỉ số như thế nào rồi đánh giá kết quả nhé.
Thông thường khi test 1 campaign nào đó thì bạn nên làm vài nhóm với mức ngân sách trung bình từ 50.000đ/nhóm. Hoặc trên 100.000đ/nhóm và chạy liên tục 1-2 ngày để đánh giá. Đừng vội kết luận và bỏ cuộc quá sớm.
Ngoài ra, thì bạn có thể thử các target khác nhau để mở rộng tệp khách hàng. Xem là target vào tệp nào thì sẽ được đơn hàng tốt.
Đổi sản phẩm
Đôi khi sản phẩm bạn lựa chọn nó quá dở (bao bì, công dụng, giá bán) nên dù chạy quảng cáo mấy cũng ra đơn cực ít. Và thậm chí là không có đơn.
Lúc này, việc bạn cần làm đó là thay đổi sản phẩm khác để kinh doanh.
Bạn có thể đi spy ads của nhiều đối thủ khác hoặc lên các nơi mua hàng sỉ. Để tìm ý tưởng về các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng. Và sự thay đổi hành vi mua hàng của người dùng.
Thay đổi hình thức chạy quảng cáo
Trước giờ mình vẫn thấy hình thức chạy messenger để thu người dùng vào chatbot. Và hình thức chạy web converstion là 2 hình thức chạy bán hàng hiệu quả nhất trên Facebook.
Chạy messenger thì sẽ đơn giản hơn nhưng bù lại bạn sẽ phải có kịch bản. Và thuê nhân viên tư vấn cho khách qua messenger. Còn đối với hình thức chạy chuyển đổi thì bạn sẽ cần có telesale để gọi lại và tư vấn cho khách.
Còn đối với các hình thức chạy như tương tác hoặc Click to Web (CTW) thì sẽ không hiệu quả bằng Messenger và Website Converstion.
Click to web sẽ phù hợp với những ai bán hàng ở các sàn TMĐT, bạn có thể lấy link của shop và chạy click to web.
Sau đó các sàn TMĐT sẽ tự động re-marketing lại và bạn sẽ dễ dàng tiếp cận lại với khách mà không tốn thêm chi phí.
Mỗi sản phẩm sẽ có đặc điểm và phù hợp với cách chạy khác nhau. Mình không đưa ra công thức chung và không khuyên bạn nên chạy cái gì. Bạn cần phải suy nghĩ, test và chọn ra hình thức chạy phù hợp.
Ví dụ như một số spa, thẩm mỹ viện. Thì họ sẽ chạy theo dạng điền form đăng ký và gọi lại tư vấn. Những khách hàng từ 30+ trở lên họ thường bận rộn và muốn được người khác gọi tới tư vấn để tiết kiệm thời gian hơn.
Hoặc một số sản phẩm như áo thun, giày dép,…. Chỉ cần xem các hình ảnh và nhắn thông tin đặt hàng với Fanpage là được.
Sửa mẫu quảng cáo
Content ads là phần khó nhất. Vì nó mang tính sáng tạo và đòi hỏi bạn phải thấu hiểu được insight của khách hàng.
Khi chạy quảng cáo không hiệu quả. Bạn hãy thử đổi sang một content ads khác hấp dẫn hơn & hình ảnh đẹp hơn content cũ.
Thử làm thêm nhiều mẫu nữa để thực hiện A/B testing xem. Cái nào có hiệu quả và được người dùng bấm vào xem nhiều.
Hành vi người dùng ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Họ muốn thấy các sản phẩm mang tính cá nhân hóa. Chỉ cần nhìn vào khiến họ liên tưởng ngay sản phẩm đó là giành cho họ thì khả năng cao họ sẽ mua.
Để tạo ra một mẫu content ads tốt thì bạn sẽ cần phải tự spy đối thủ. Tự sáng tạo và testing rất nhiều.
Kết
Chạy quảng cáo lỗ và không ra đơn là chuyện xảy ra mỗi ngày với rất nhiều nhà quảng cáo.
Lỗ không có gì đáng sợ cả nhưng bạn phải biết cách phân tích các chỉ số ads và tìm ra nguyên nhân.
Còn nếu bạn vẫn không biết được lý do và cứ đâm đầu chạy tiếp thì đó quả thực là điều đáng lo ngại.
Hãy tập phân tích và đọc được các chỉ số quảng cáo. Tìm ra nguyên nhân nằm ở đâu trong checklist sau. Ở sản phẩm, ở content ads, ở ngân sách,… hay là ở ngành hàng?
Cuối cùng, không có thành công nào mà không có sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu cả. Để có được một sản phẩm win, một mẫu content win và mang lại lợi nhuận thì bạn sẽ cần test nhiều lần.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu và phân tích nguyên nhân dẫn đến quảng cáo không ra đơn.
Trích nguồn: KiemtienCenter