Xu hướng làm content YouTube đang phát triển hơn bao giờ hết. Việc dấn thân vào ngành này sẽ là cơ hội để bạn phát triển trong tương lai. Nhưng liệu đây có phải một mảnh đất tốt khi ngàng càng quá nhiều content creator tồn tại khiến nền tảng này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết?
Liệu bạn có phải là 1 mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh ngành nghề này. Hãy cùng NP Media tìm hiểu thêm về nghề làm content YouTube trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nghề làm Content YouTube là gì?
Cụ thể là việc hiện thực hóa các nội dung, thông tin dưới dạng video, game, reviewer,…chia sẻ trên kênh Youtube đến đông đảo người dùng. Nếu như kênh được nhiều người nhấn nút đăng ký thì bạn sẽ có cơ hội nhận được lời mời quảng cáo. Từ đó mang lại thu nhập tương đối cao. Ngoài ra YouTube cũng chi trả tiền cho các kênh chất lượng kèm theo lượt subscribe (nút bạc, nút vàng, nút kim cương,…)
Những loại hình content YouTube gồm:
- Kênh thông tin (bản tin, phóng sự, clip thông tin về nhân vật, sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó nổi cộm trong xã hội)
- Vlogger / blogger (kỹ năng sống, mẹo vặt, tư vấn tâm sinh lý, tình cảm,…)
- Reviewer (sản phẩm công nghệ, mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, trải nghiệm sống,…)
- Game, trò chơi trực tuyến
- Bán hàng
- Những dạng đặc biệt chưa được phân loại (thử thách bản thân, thách thức cộng đồng, kêu gọi cộng đồng hành động,…)
2. Thu nhập của nghề Content Youtube là bao nhiêu?
Nguồn thu nhập của content YouTube đến từ nhiều nguồn khác nhau. Chủ yếu do tính chất thương mại của video mang lại. Một vài nguồn thu nhập chính có thể kể đến là:
- Kênh chủ quản YouTube thông qua chương trình YouTube partner
- Các nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo trong video
- Khách hàng tìm đến mua sản phẩm của chủ video
- Content YouTube nổi tiếng sẽ có cơ hội nhận được lời mời quảng cáo với catxe cao,…
Nguồn thu nhập phụ thuộc vào độ viral của video, số lượng view, số lượng người đăng ký kênh, mức độ nổi tiếng của chủ nhân kênh Youtube,… Chưa có một tiêu chuẩn nào về mức thu nhập bình quân hằng tháng của người làm content YouTube. Tuy nhiên, những người có lượt subscribe từ 100.000 người thì thu nhập không dưới 30 triệu đồng/tháng. Như vậy, content YouTube mang lại thu nhập cao hơn và không quá áp lực.
3. Nghề Content Youtube có vất vả không?
Làm việc content YouTube được đánh giá là công việc tự do, thoải mái và không nhiều áp lực. Thực tế thì không thật sự như vậy, như nhiều công việc khác, các YouTuber gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hành nghề.
- Đối với tân binh: Sẽ mãi loay hoay chọn chủ đề, kinh phí, vấn đề bản quyền, lượng người subscribe. Nếu như bỏ hết công việc chỉ tập trung cho kênh Youtube, bạn phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống. Giải pháp là làm những chủ đề yêu thích, đam mê và đầu tư hợp lý cho video. Ngoài ra, cũng có thể chọn những chủ đề tiết kiệm kinh phí trong giới hạn của bản thân như mẹo vặt
- Đối với những Youtuber đã có tên tuổi: bài toán về việc duy trì phong độ, áp lực sáng tạo nội dung hấp dẫn. Ngoài ra còn phải đầu tư làm sao cho chất lượng hình ảnh sắc nét, nội dung cạnh tranh. Đặc biệt cân nhắc yếu tố thương mại trong video… Về cá nhân, luôn phải chú ý, tránh tạo scandal khiến khán giả quay lưng bỏ đăng ký,…
4. Lưu ý khi làm nghề tại Việt Nam
Sau khi am hiểu làm content Youtube là gì, nếu bạn có dự định kiếm tiền dựa trên nền tảng này hãy lưu ý các thông tin hữu ích liên quan đến công việc dưới đây:
- Vấn đề bản quyền: Nếu video của bạn dính lỗi bản quyền, kênh Youtube sẽ tự động gỡ bỏ video. Thậm chí bạn có thể bị phạt đóng băng kênh. Trong video bạn sử dụng nhạc, hình ảnh của cá nhân/ tổ chức khác buộc phải mua bản quyền, hoặc ghi nguồn. Ngoài ra cũng có thể lấy video, hình ảnh tại những trang cho phép sao chép free.
- Nội dung video: Những nội dung mang tính chất kích động phản đối chính quyền, phân biệt chủng tộc, truyền bá tà giáo,… cũng sẽ bị Youtube gỡ bỏ. Qua đó, bạn nên tránh làm những video liên quan hoặc có dính dáng đến những nội dung kể trên.
- Vấn đề quảng cáo và thương hiệu: Cần thận trọng lồng ghép quảng cáo phù hợp không “ăn cắp”, bôi nhọ đối thủ, đạo ý tưởng đến trên 60%,… cho dù kênh Youtube không gỡ video của bạn thì khán giả cũng sẽ quay lưng.
- Những video mang tính chất scandal, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục cũng không tồn tại lâu, làm content Youtube dạng này không đi đường dài được. Đồng thời, khán giả hiện giờ tinh tường, họ có thể tò mò xem 1 lần chứ không có nhu cầu xem lại những video với nội dung “xàm”.
5. 1 vài chủ đề HOT tại thị trường Việt
Muốn tạo dựng danh tiếng với vai trò content YouTube, cần tạo ra sản phẩm với chủ đề hấp dẫn. Có thể cùng một concept nhưng những video sau có hình ảnh đẹp hơn, nội dung thú vị sẽ góp phần tăng tương tác. Các chủ đề “hot” ở hiện tại và tương lai gần là:
- Reviewer: xe ô tô, mỹ phẩm, thời trang, sản phẩm công nghệ, dụng cụ gia dụng,…
- Trải nghiệm thực tế: ẩm thực địa phương, tour du lịch nước ngoài, chuyến đi đến vùng đất khắc nghiệt (đảo, núi cao, hang động,…)
- Game và game trực tuyến
- Unbox kèm theo quảng cáo thương hiệu
- Vlogger: tư vấn về cuộc sống, giải pháp cho những khó khăn trong đời sống xã hội.
- Chương trình thiếu nhi: tại Việt Nam kênh cho trẻ em rất ít, đây sẽ là miền đất hứa để khai thác.
- Chương trình về nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…
- ————༺ ༻————•
??? ????? – ????????? ???????
?Địa chỉ: 311 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM
☎️Hotline: 0844 15 2020 – 0913 898 286
?Email: [email protected]
?Trang web: www.npm.vn
#NPMedia #Agency #NewPlusMedia # Tiếp thị kỹ thuật số